Nếu bạn kinh doanh bán hàng xuyên biên giới, việc lựa chọn Shopify là điều hoàn toàn dễ hiểu. Tuy nhiên với những thương hiệu nội địa, sẽ có sự cân nhắc giữa nhiều lựa chọn về nền tảng website.
Những nền tảng nội địa đã và đang làm tốt trong việc thu hút nhiều khách hàng, với thế mạnh kết nối với những dịch vụ bên thứ 3 tại Việt Nam như cổng thanh toán hay đơn vị vận chuyển.
Một trong những câu hỏi mình được hỏi nhiều nhất trong những năm trở lại đây, đó là “Shopify có phù hợp để sử dụng để bán hàng tại Việt Nam?”. Và nếu sử dụng, thì có dễ dàng kết nối với các giải pháp công nghệ nội địa?
Cách đây khoảng 10 ngày, mình có tham dự buổi “Shopify Plus Enablement Session” tại Hà Nội được tổ chức bởi Shopify Plus, qua sự chia sẻ của Wilson và Ananth từ Shopify Plus. Sự kiện được tổ chức tại văn phòng của BraveBits, với sự tham gia của nhiều agency đang muốn tìm hiểu thêm về Shopify Plus để phục vụ thêm cho những khách hàng tiềm năng trong tương lai.
Điều này khiến mình khá vui, vì Shopify nói chung, và Shopify Plus ngày càng được sử dụng phổ biến hơn tại Việt Nam bởi các thương hiệu enterprise. Cách đây 5 năm, gần như chỉ có Meowcart là agency duy nhất tập trung vào thị trường Việt Nam. Giờ đây thì thị trường đã trở nên sôi động và thú vị hơn với sự tham gia của nhiều agencies hơn.
Mình nhớ lại câu chuyện cách đây 5 năm, khi một tập đoàn thời trang đa quốc gia liên hệ hỏi mình về dự án phát triển Shopify tại Việt Nam và muốn kết nối với một cổng thanh toán nội địa cũng như đơn vị vận chuyển nội địa. Mình đã trả lời rằng điều này không khả thi về mặt công nghệ tại thời điểm đó.
Sau 5 năm, mọi thứ đã thay đổi như thế nào?
Hệ sinh thái của Shopify tại Việt Nam đã thay đổi chóng mặt, và có thể nói rằng hiện tại không thiếu bất cứ thứ gì để những thương hiệu bắt đầu chuyển đổi qua nền tảng này.
Cổng thanh toán
VTCPay và OnePay là 2 đơn vị đầu tiên tích hợp với Shopify tại thị trường Việt Nam, vào khoảng giai đoạn 2018-2019.
Tuy nhiên như vậy là chưa đủ, Shopify đã trao đổi với các đối tác lớn khác trong những năm gần đây, và đã tích hợp thành công các đơn vị thanh toán khác.
Hiện tại, nếu sử dụng Shopify tại Việt Nam, những cổng thanh toán sau đã sẵn sàng:
OnePay
ZaloPay
VNPAY
Payoo
AlePay by Ngân Lượng
2Checkout
2C2P
PayDollar
Fundiin (BNPL)
Hiện tại MoMo chưa tích hợp trực tiếp với Shopify nhưng bạn có thể cung cấp phương thức này qua các cổng như OnePay, ZaloPay, 2C2P, Payoo,...
Đơn vị vận chuyển
Mỗi khi có khách hàng lớn liên hệ triển khai các dự án Shopify tại Việt Nam, việc không kết nối với các đơn vị vận chuyển nội địa khiến họ quyết định chưa sử dụng Shopify mà chờ đợi hoặc sử dụng các nền tảng khác.
Vì lý do đó, mình quyết định phát triển Meowship vào cuối năm 2021, là một ứng dụng cho phép các chủ cửa hàng kết nối giữa Shopify và các đơn vị vận chuyển nội địa tại Việt Nam như GHN, GHTK, J&T, ViettelPost, Grab Express,...
Vậy là bài toán vận chuyển tại VN đã được giải quyết.
Migration - Chuyển đổi nền tảng
Có nhiều thương hiệu muốn chuyển đổi từ nền tảng hiện tại sang Shopify nhưng có nhiều sự lo ngại về sự bảo toàn dữ liệu khách hàng, đơn hàng,...hay giữ thứ hạng ranking SEO trên Google.
Mình may mắn được làm việc với LitExtension - #1 Shopping Cart Migration trong 4 năm trở lại đây với các dự án phức tạp chuyển đổi từ Magento qua Shopify Plus.
Bài toán chuyển đổi nền tảng được giải quyết với giải pháp từ LitExtension, một công ty Việt Nam có trụ sở tại Hà Nội.
Integrations - Tích hợp và đồng bộ
Các thương hiệu lớn thường có nhu cầu lớn về integrations với các hệ thống đang sử dụng trong nội bộ doanh nghiệp, phổ biến nhất là ERP, OMS/WMS, POS, Loyalty,...
Việc tích hợp giữa các nền tảng giải pháp này đòi hỏi kinh nghiệm và năng lực chuyên môn cao do độ khó và phức tạp của nó.
Giải pháp cho phần tích hợp này có thể đến từ việc đội ngũ doanh nghiệp hoặc agency tiến hành tích hợp, tùy từng hạng mục.
Mình cũng may mắn được làm việc với HexaSync, nền tảng tích hợp dữ liệu của Việt Nam, cho phép kết nối với gần như mọi dịch vụ hay giải pháp liên quan đến ERP, OMS, POS, Loyalty hay Kế toán, Tài chính,...
Bài toán tích hợp được giải quyết.
POS - Phần mềm bán hàng tại cửa hàng
Có những thương hiệu đang sử dụng Shopify Plus tại Việt Nam có quy mô hàng trăm cửa hàng bán lẻ. Việc lựa chọn sử dụng phần mềm POS cũng là một bài toán nan giải.
Hiện tại có 2 phần mềm POS nổi bật nhất cho Shopify tại thị trường Việt Nam.
Shopify POS: Phần mềm native được phát triển bởi Shopify
Magestore POS: Được phát triển bởi Magestore, một công ty Việt Nam. Có khả năng customize mạnh hơn cho thị trường Việt Nam
Ngoài ra, nếu bạn muốn lựa chọn Shopify nền tảng website và vẫn muốn sử dụng phần mềm POS hiện tại, thì có thể tích hợp giữa Shopify và các phần mềm POS phổ biến cho doanh nghiệp bán lẻ như LS Retail hay Retail Pro.
SMS Brandname/Zalo OA
Nhận thấy nhu cầu lớn của các thương hiệu đang sử dụng Shopify đối với các chức năng liên quan đến thông báo (notifications) và marketing qua SMS Brandname/Zalo OA, mình đã phát triển app Meow Engage cho phép gửi tin nhắn thông báo và các chiến dịch marketing qua kênh SMS và Zalo OA theo tên thương hiệu.
Các tính năng đầy đủ sẽ được ra mắt vào Q2/2024. Thêm một bài toán được giải quyết.
OTP Login
Nhu cầu đăng ký và đăng nhập bằng số điện thoại khá phổ biến tại Việt Nam. Thay vì login bằng email thông thường, Meow OTP đang được chúng mình phát triển nhằm cung cấp khả năng đăng nhập bằng số điện thoại qua OTP.
Dự kiến ra mắt Q2/2024.
Email Marketing
Đây là một trong những phần mạnh nhất của Shopify. Bạn có thể dễ dàng sử dụng những ứng dụng về Email Marketing, đặc biệt là phần Automation.
Một số phương án bạn có thể lựa chọn:
Shopify Email: chi phí thấp, tính năng hạn chế
Klaviyo
Brevo
Loyalty Program
Đa số các thương hiệu Việt Nam xây dựng các chương trình Loyalty một cách tự phát và khó đáp ứng được nhu cầu khách hàng trên các kênh online và offline.
Shopify có nhiều ứng dụng bên thứ 3 liên quan Loyalty, tuy nhiên mình đánh giá cao nhất Joy Loyalty, được phát triển bởi Avada, một công ty Việt Nam có kinh nghiệm hơn 10 năm phát triển e-commerce.
Tại Việt Nam, Joy Loyalty đang được sử dụng bởi các thương hiệu lớn như Vinamilk hay MyKingdom, powered by Shopify Plus.
Affiliate Marketing
Với Shopify, các thương hiệu có thể dễ dàng xây dựng các chương trình tiếp thị liên kết thông minh với các ứng dụng sẵn có trên Shopify.
Giải pháp mình đề xuất và đánh giá cao nhất hiện tại là UpPromote, cũng là một công ty Việt Nam với hơn 10 năm phát triển các ứng dụng Shopify.
Ngoài ra, nếu bạn đang sử dụng dịch vụ của Accesstrade, cũng có thể dễ dàng tích hợp với Shopify.
CDP - Customer Data Platform
Nếu bạn đang sử dụng các nền tảng CDP như Insider hay MoEngage, việc kết nối với Shopify trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết.
Insider và MoEngage cung cấp tools giúp bạn kết nối dễ dàng. PangoCDP cũng là một lựa chọn, tuy nhiên mình chưa có kinh nghiệm làm việc với Pango.
OMS/WMS
Một phần mềm OMS/WMS tại Việt Nam mà mình đề xuất và đánh giá cao chính là Anchanto. Việc kết nối Anchanto với Shopify cũng được tiến hành nhanh chóng và dễ dàng.
Nếu bạn đang sử dụng các phần mềm OMS/WMS khác, thậm chí là tự xây dựng nội bộ, thì việc kết nối sẽ diễn ra thông qua API.
Warehouse & Fulfillment
Xu hướng D2C đã thúc đẩy nhiều thương hiệu sử dụng dịch vụ lưu kho và hoàn thiện đơn hàng của bên thứ 3.
Tại Việt Nam, một số nhà cung cấp dịch vụ warehouse & fulfillment nổi bật có thể kể đến:
BoxMe
TBS Logistics
EtonX
Có thể dễ dàng kết nối những dịch vụ này nếu bạn sử dụng hệ sinh thái Shopify.
Phần mềm ERP
ERP là thứ khó nhằn nhất trong một dự án e-commerce. Thường các doanh nghiệp một khi đã triển khai ERP, họ sẽ không có kế hoạch thay đổi nhà cung cấp ERP, vì chi phí triển khai thường lên đến hàng triệu USD.
Shopify có thể kết nối đa dạng với những hệ thống ERP phổ biến như Microsoft Dynamics, SAP, NetSuite, Acumatica, Odoo,...
Tiếp theo là gì?
Bất cứ thứ gì bạn có thể nghĩ ra, nó có thể được xây dựng và gắn vào hệ sinh thái của Shopify tại Việt Nam.
Hay quá !!! Tks những chia sẻ rất chi tiết của anh.